lưu bút

THÁI DOÃN HIỂU


.

.

ĐOÀN THUẬN
người đi tìm thới gian đã mất.

____________________________________________

* Thái Doãn Hiểu.

Thơ ca thường đi thẳng vào trực giác bằng sự cộng hưởng nhạy cảm của tâm
hồn, trí tuệ giữa nhà thơ – người phát, và sự phản quang  lượng thông tin nơi
bạn đọc- người nhận. Bởi thế, thơ hay khó phân tích, biện giải bằng
tríthông minh hoặc đo lường bằng chuẩn mực định sẵn.

Với vẻ đẹp xưa, kín đáo và sâu lắng như hồn quê, thơ Đoàn Thuận chất chứa
nội tâm. Nội lực của thơ Đoàn Thuận là những kỷ niệm tuổi thơ xa vời với
tình yêu quê hương chan chứa, ngổn ngang chuyện đời may rủi vương mang
muôn thuở của kiếp người.
Có đêm điếu thuốc tàn lại đốt
Tro bụi thời gian gạt xuống lòng.
Giống như Mac-xen Prút, Đoàn Thuận làm thơ là để “đi tìm thời gian đã mất”,
để mong”gặp lại khuôn mặt mình“. Thơ Đoàn Thuận là những mảnh vỡ ký ức
về chiều , được ký hoạ lại khá sống động để tưởng niệm một đời người, đời thơ.
“Ta gặp ta ngồi suốt đêm mưa”,
để làm gì ? Phải chăng nhà thơ muốn tổng kết
Nửa kiếp long đong phận mình” khi “đời đã nghiêng bóng xế chiều vào ta” ?
Nhưng bạn đọc thấy rõ tác giả khá lúng túng :” chân trời lóng ngóng dài thêm
tháng ngày
” Đoàn Thuận rất ngại ngùng, nói ra cũng chỉ để dặn lòng mà thôi,
chứ thực ra “nắng mưa làm mỏi bước đời“, để rồi  muốn níu kéo thới gian, để
xin người hãy chậm chậm chân chiều“.

Đoàn Thuận nặng lòng yêu thương, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn thật da
diết.Từ sông núi, lau lách, sóng vỗ, trùng khơi, thôn xa, cồn cát trắng, dương
liễu xanh, ” mảnh trăng gầy rụng phía sau non”, cùng “mưa rơi phố huyện
vắng dài mái rêu
.”, đến những cánh chim di rét..

Thơ Đoàn Thuận thủ thỉ, tâm tình, chứa đầy tâm trạng và cất lên ở tầng biểu
tượng với không gian ba chiều thoáng đãng. Nói về gió bấc biển nhưng không
phải gió bấc gâykhó khăn cho ngư dân ra khơi vào lộng , mà là bấc lòng
nổi sóng trong tâm  Đoàn Thuận. Rất nhiều “chiều”trong thơ Đoàn Thuận,
nhưng chiều không phải là chiều thới gian mà là chiều của không gian tâm
tưởng khuấy động bởi sự tự ngẫm vụt qua, bừng sáng:
chở chiều qua bến sông mưa đợi chiều.
Hãy xem. Đây là giây phút mộng du :

Ta ra kênh ngấm mây trời
Hoa lục bình tím như trôi chậm chiều.

Một khoảnh khắc bối rối:
Ai ngồi giặt áo dưới vàm
Tóc mây thả hết hương tràm vào ta.

Một cái giật mình trong đơn chiếc:
Giọt trăng vừa rụng ngang thêm
Sương tan loãng bóng rêu đêm lạnh đầy.

Một thoáng ngơ ngác:
Về mai chân dẫm lên chiều
Lá bàng mấy phố rụng nhiều lối que
n.

Một chút bâng khuâng:
Mờ xa đóm lửa trên ngàn
Giọt sương cõi tục đã tràn mắt đêm.

Một giây mơ hồ:
Tiếng chuông rơi phía đồng sâu
Mơ hồ như giọt đàn bầu ai xưa.

Một lúc mơ màng ngây ngất:
Sắc màu nhòa giữa sương tan
Để thiêm thiếp nhớ một làn hương bay.

Đoàn Thuận bắt đầu làm thơ từ thuở cắp sách đến trường, nhưng sống
khiêm nhường và  thanh thản của đời một nhà giáo tỉnh lẻ. Nghĩ về
thiên sứ của mình, Đoàn Thuận viết:
Nhà thơ,
người chạm tay lên ngôn ngữ
khắc lên vầng tráng thế kỷ
những nếp nhăn cõi người
người hôn nỗi buồn vui
hôn lên cõi chết và đất sống
ngân lên cung bậc
lan xa về chân trời

Đón Thuận đã tuân thủ ý tưởng trên khá nghiêm nhặt khi làm thơ
Người đã đến tạc thơ vào hồn đá
Từng lời chiều thả lạnh xuống hư không.

Dạy học và làm thơ, gắn chặt  với nghề cao quí, trí tuệ và tâm hồn
Đoàn Thuận đã được thanh hoá trở nên huyền ảo lung linh. Cấu chúc cho
nhà thơ có thêm
những trang sách thơm lừng hương cỏ,
và lời người thiếp ngủ trong hoa”.

Trích Thi nhân Việt Nam hiện đại.
THÁI DOÃN HIẾU

.

.

NGHĨ VỀ MỘT NÉT THƠ
TỪ “MÙA BẤC BIỂN” .
__________________________________
* Võ Nguyên

Nói đến ” bấc biển” là nói đến những ngày trở gió,
những ngày không bình thường cho người lao
động biển. Nhưng  xuyên suốt tập thơ, đâu có
chuyện tả gì về biển bấc, mà gặp ở đó là những
cơn bấc lòng. Ấy là, những xao xuyến, bâng khuâng, là những nôn nao
gợi nhớ, những gợn sóng yêuthương  và bất chợt nhữngxúc cảm vui buồn.

Đoàn Thuận làm thơ khá sớm. Thơ chọn đăng trong tập “Mùa bấc biển” là
những bài anh viết từ khi chưa tới tuổi ba mươi. Anh lặng lẽ làm thơ như cuộc
đời khiêm tốn, hiền từ và lặng lẽ của anh. Nói lặng lẽ nhưng anh có một nội lực
dồi dào, bền bĩ cho ngòi bút. Viết rồi để đó, hoặc đọc cho bạn bè nghe, hoặc
chép tay tặng bạn, thỉnh thoảng mới gởi đăng báo….

Đọc thơ Đoàn Thuận, người ta có thể phát hịện ra ngay cái thế mạnh của anh,
đó là khi anh viết những dòng lục bát. Làm thơ luc bát không khó, nhưng để
có những câu thơ lục bát đọng lại nơi lòng người quả không dễ.   Thế mà
Đoàn Thuận đã có được những dòng thơ nghe bâng khuâng đến tận cõi lòng:
“Tiếng chuông rơi phía đồng sâu
Mơ hồ như giọt đàn bầu ai xưa.”

Tất cả như loãng ra, rồi ngưng đọng, bao trùm lắng lại một không gian hoài
niệm, hoài niêm đến chơi vơi, ngỡ ngàng. Nhiều lúc anh dùng lục bát để
thử sức với ngôn ngữ và tỏ ra chắc tay, có khả năng thật sự.   Hảy đọc thử
“Chiều nhớ quê”  :
“Chiều xuân mây trắng về xa
Cuối chân trời ấy quê nhà chiều xưa
Mhớ chiều nao chuyến đò đưa.
Chở chiều qua bến sông mưa đợi chiều.
Mây chiều hay tóc người yêu
Lòng ta phố cổ chín chiều vì đâu”.

Chữ “chiều” cứ xoay đi xoáy lại đến ám ảnh.  Qua chữ “chiều” ở câu cuối lại là
chuyện khác…Té ra, “chiều” trong bài đâu phải chỉ có “chiều” của thời gian,
“chiều” của không gian tâm trạng, của những “vùng chiều ” kỷ niệm đã trôi
xa, nhớ mong, lưu luyến:
chở chiều qua bến sông mưa đợi chiều”

Đến bây giờ thì Đoàn Thuận thực sự tóc đã hoa râm, nhưng cách đây 24 năm
(tức từ năm 1970) mà anh viết : “Giật mình tóc đã hoa râm lâu rồi” làm tôi
thấy ngờ ngợ. Câu thơ ấy nằm trong bài thơ mà tôi rất thích:
“Người đi đãi cát tìm vàng
Ta còn mê mải về ngàn rong chơi
Qua con suối vắng tìm lời
Gieo câu lục bát vào nơi lặng thầm
Chợt nghe bấc lạnh căm căm

Giật mình tóc đã hoa râm lâu rồi”.

Tôi nghĩ, trên là bài tự cảm, nói chính xác hơn là bài tự hoạ. Ngẫm về một
quãng đời, với cuộc “rong chơi” sang trọng, – tôi nói “sang trọng” vì chơi với
văn chương là cuộc chơi sang trọng. Quãng đời chỉ dành cho nàng thơ, nhưng
cũng hết sức oái ăm khi cảm thấy : “Gieo câu lục bát vào nơi lặng thầm”.
Ấy, chơi với nàng thơ đâu phải chuyên đùa, một sự trả giá nghiệt ngã đến
phải sợ. Một cuộc hành trình lặng lẽ đến cô đơn, với  “suối vắng”, với “bấc lạnh”,
để rối thảng thốt khi nghe tiếng thời gian điểm xuống đỉnh đầu,”tóc đã hoa râm”
Đó là cách cảm nghĩ của anh, một cảm nghĩ hết sức chân thành. Nhưng đến bây
giờ, những câu lục bát của anh không còn gieo “vào nơi lặng thầm” nữa.
Bởi bạn đọc đang đón nhận thơ Đoàn Thuận, đang mong đợi anh, chứ đâu như
anh nói :
“Đâu còn ai nhớ ai mong”
Ta như  một chiếc bóng không đường trần”.

Đến với thơ Đoàn Thuận là đến với những lời thỏ thẻ tâm tình, nhẹ nhàng
kín đáo, nhiều lúc  tưởng chừng như bâng quơ nhưng thấm đẫm một nỗi đời..

VÕ NGUYÊN

.

.

.

_________________
^^ về đầu trang
<< về trang chủ

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.