lưu bút


.
CẢM HỨNG ĐƯỜNG THI
VỚI CÂU THƠ LỤC BÁT ĐOÀN THUẬN
_________________________________
* Thái Anh

Thoáng bước vào trang thơ đầu tiên “Mùa bấc biển” của Đoàn Thuận
[giải Dục Thanh lần I]  ta dễ sa đà  vấp ngay cái tứ thơ thâm trầm man mác:
…Chợt nghe bấc lạnh căm căm”
Giật minh mang mang, làm ta nhớ đến câu thơ Đường của thi hào Nguyễn
Du ” Tráng sỹ bạch đầu bi hương thiện” rồi dư vị câu thơ như chập chờn
vuơng  vít, gợi ta liên tưởng đến cái “ý ngoại ngôn” trong câu thơ cổ
“ngẩng đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương”. Và nữa, một câu thơ
khác khiến ta nhớ đến phong cách Đường Thi thư thái của một Bà Huyện
Thanh Quan hay một Trương Kế  với”Phong kiều dạ bạc”:
“..Thuyền ai gác mái đêm khơi
Tiếng chuông chùa cổ chơi vơi núi rừng”

Cái hay của Đoàn Thuận  là chỉ bằng vài từ chắt lọc đã gợi lên được cái
không khí Đường Thi trầm mặc u huyền. Hay như:
“…Non xanh cử a động hoa vàng
Bóng trăng thơ thẩn để ngàn năm trôi
Duyên tiên chỉ có thế thôi
Vút bay cái hạc lưng trời thiên thai”

Cái đẹp Đường thi ở đây là không gian thơ tĩnh lặng,l à thời gian lãng
đãng không cùng, là cái triết lý sống nhẹ nhàng thanh thản, nâng đở
tâm hồn, vỗ cánh cho ý thơ “vút bay cái hạc..”. Cái đẹp của câu thơ
còn là sự hoà hợp tuyệt diệu của hội hoạ, thi tứ và nhạc điệu;của súc
tích ngôn từ ,của sự diễn đạt biểu cảm. Tác giả đã khéo vận dụng phương
pháp cấu tứ của lối thơ bát cú – tứ tuyệt- Đường luật- vào câu thơ lục bát
của mình,đã nâng tầm cho câu lục bát – vốn trữ tình – giờ đây như còn
chuyển tải cả “không gian ba chiều” tâm tư sâu thẳm:
“…Ngập ngừng nửa bước trần ai
Người xưa chốn cũ đã ngoài thời gian”
hoặc như “…Đâu rồi khúc hậu đình hoa
và đâu hoàng hạc bay qua cõi người”

Lục bát Đoàn Thuận thường ngắn gọn, 4 câu 28 từ,l ời súc tích, tĩnh
lặng, ý sâu, ứ thơ thâm trầm. Thi liệu trong thơ anh thường từ thiên
nhiên. Một thiên nhiên tư duy bằng tâm hồn thơ.. Cảnh vật không chỉ
tạo hứng khởi cho tâm hồn, mà như chính tâm hồn nhập vào cảnh vật
để thành thơ.
“…Tạnh sông dãi lụa ngang chiều
Một làn khói mỏng làm xiêu cây bờ
Ngờ như chiếc lá bâng quơ
tiếng chim se sẻ chạm hờ vào ta.”

Nếu như trong thơ ca, cái mới không hẳn là cái lạ của thể loại, hay ngôn từ,
thì lối diễn đạt ở bốn câu thơ trên hẳn phải nhìn nhận là Mới. Cái mới ở đây
ta dễ cảm nhận nhưng khó phân tích.Phài chăng đó là sự kết hợp có nghệ
thuật giữa tinh hoa truyền thống với tư duy mới và ngôn ngữ tinh tế của
hiện đại? Thật vậy, vẫn là âm điệu của câu thơ lục bát.chất liệu vẫn là thiên
nhiên với hình ảnh “làn khói mỏng”. Nhưng tư duy cảm giác (nhận thức) đổi
khác dẫn đến cách thể hiện củng hoàn toàn khác cũ  [ tạnh sông, dải lụa,
làm xiêu cây bờ, ngờ như, chạm hờ,
..] và được thông qua “ngôn ngữ thơ”

mà “tư duy trừu tượng” được biểu tượng (hội ý) ..Đó chính là nét độc đáo
ở thể thơ lục bát Đoàn Thuận.

Qua ba tập thơ :Mùa bấc biển, Lời chiều,và La Gi ngàn xanh vừa xuất bản ,
nhà thơ Đoàn Thuận đã khẳng định mình với phong cách thơ khá riêng:
“Phong cách biểu tượng”

La Gi,4.1997 THÁI ANH . ^^ về đầu trang
<< về trang chủ

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.